Sự nguy hại của hộp xốp hộp nhựa đựng thực phẩm

Thứ sáu, 08/01/2021

Tình hình thức ăn đường phố tràn lan, cuộc sống đô thị vội vã như hiện nay, việc hạn chế sử dụng hộp xốp là rất khó vì sự tiện dụng không dễ thay thế được. Nhưng không vì thế mà các bạn lơ là với hộp xốp vì bài viết dưới đây sẽ cho các bạn thấy sự kinh khủng đến mức nào khi nhắc đến hộp xốp, hộp nhựa, hộp giấy

Thực phẩm ở trên 70 độ C hoặc đồ ăn chua để trong hộp xốp dùng 1 lần sẽ bị nhiễm chất gây ung thư hoặc rối loạn chức năng gan, thận.

Nguồn gốc của rác thải nhựa 

Rác thải nhựa được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu chính là từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của chúng ta tạo ra như sau:

  • Rác thải từ các hộ gia đình: Túi ni lông, ống hút nhựa, chai nhựa, hộp xốp nhựa,… đến từ các của hộ gia đình. 

  • Rác thải nhựa đến từ các ngành du lịch, dịch vụ: Ống hút nhựa, ly nhựa, chai nhựa, hộp nhựa,...

  • Rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp, xưởng chế tạo,...

  • Rác thải nhựa từ ngành y tế, bệnh viện: Kim tiêm, lọ thuốc, bao bì nhựa,...

Thực hư ra sao hãy để chuyên gia lên tiếng

TS Lâm Quốc Hùng (Trưởng phòng giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm) đã đưa ra cảnh báo: không nên dùng hộp xốp sản xuất từ nhựa PS đựng thực phẩm nóng trên 70 độ C trở lên. Hộp xốp đựng thực phẩm là đồ dùng một lần, tạm thời, không dùng để trữ thực phẩm trong thời gian dài, không sử dụng loại hộp này để đựng nước sôi, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chua như dưa muối, xà lách trộn giấm hoặc chanh…

Theo bác sĩ Huỳnh Mai, hộp xốp khó gây ngộ độc cấp tính nhưng những chất độc hại nếu có trong đó sẽ ngấm, tích tụ dần và gây ra những tác động không tốt cho sức khỏe về lâu dài.

(Bộ Y tế) cho biết, hộp xốp đang lưu hành chủ yếu trên thị trường được sản xuất từ polystyrene, trọng lượng siêu nhẹ vì không khí chiếm 95%, polystyrene chỉ chiếm 5%. Mặc dù được xem là vật liệu an toàn nhưng vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do ô nhiễm chì, cadmium từ nguyên liệu sản xuất không tinh khiết. Ngoài ra, do việc sử dụng hộp xốp không đúng cách trong quá trình chứa đựntuafg, bảo quản thực phẩm nên cũng có thể tạo nên các chất độc hại.

Tác hại của hộp xốp, hộp nhựa đựng thực phẩm

  • Tác hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe:

Khi rác thải nhựa bị thải ra môi trường, chúng sẽ bị phân rã thành những mảnh vì nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau, các hạt vi nhựa này sẽ hòa trộn vào sông suối, ao hồ, biển, lòng đất, môi trường và thậm chí cả không khí, khi con người ăn những sinh vật đã vô tình ăn phải các hạt vi nhựa này hoặc vô tình uống phải nguồn nước nhiễm hạt vi nhựa, các hạt này sẽ vào cơ thể và gây ra các bệnh nguy hiểm.

  • Tác hại của rác thải nhựa đối với biển

Biển là một trong những môi trường chịu tác động nặng nề nhất từ rác thải nhựa, đặc biệt là các loài sinh vật sống ở biển. Rác thải nhựa sẽ làm suy giảm hoặc thậm chí phá hủy đa dạng sinh học, giết chết các loại sinh vật biển khi chúng không may ăn phải hoặc bị vướng các loại rác lớn. Theo kết quả báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), ước tính đã có hơn 100 triệu động vật biển chết vì rác thải nhựa.

Vậy đâu là cách bảo vệ sức khỏe của bạn và môi trường sống?

Hạn chế dùng những sản phẩm nhựa xài 1 lần như nĩa, ly, muỗng nhựa, hộp xốp. Thay vào đó hãy sử dụng hộp bã mía, dao nĩa muỗng bằng gỗ hoặc tự trang bị bộ dụng cụ ăn uống cá nhân. Dùng túi vải, túi sinh học thay cho túi nhựa ni lông thông thường. Bên cạnh đó là kết hợp phân loại rác thải nhựa ngay từ nguồn để tăng khả năng tái chế và giúp giảm tối đa lượng rác thải ra môi trường.


 

TAG:

Hotline
Hotline:
0909 438 000