Để giảm thiểu, chống ô nhiễm do rác thải nhựa, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào nói không với rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc. Toàn bộ các cấp, địa phương, tỉnh thành tích cực tổ chức hội nghị lập kế hoạch, thảo luận các biện pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa dùng một lần và các chất khó phân hủy.
Thay đổi nhận thức, hành động trong phòng chống rác thải nhựa
Sau một năm thực hiện phong trào, nhận thức của người dân và các doanh nghiệp đã được nâng cao rõ rệt. Kết quả, Việt Nam đã thành lập “Liên minh tái chế bao bì Việt Nam” (VZWA) cùng hướng đến mục tiêu đẩy mạnh thu gom tái chế bao bì nhằm cải thiện môi trường và lan tỏa đến cộng đồng.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để phong trào giảm thiểu rác thải nhựa đạt được hiệu quả cao thì cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, phân phối các sản phẩm thân thiện với môi trường, thay thế cho nhựa dùng một lần, nhựa hữu cơ khó phân hủy; tăng thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối túi nilon, đồ nhựa dùng một lần. Đồng thời tập trung đầu tư công nghệ xử lý rác thải nhựa, chất hữu cơ khó phân hủy. Các cơ quan có trách nhiệm tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn công nhân viên thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng rác thải nhựa, tích cực dùng những sản phẩm có tính bền vững cao, có thể tái sử dụng trong sinh hoạt và công việc.
Đề xuất giải pháp hạn chế rác thải nhựa
Nhựa từng là phát minh mang tính bước ngoặt cho sự phát triển của loài người. Tuy nhiên, vì sự lạm dụng của con người, nhựa đã trở thành mối họa nghiêm trọng với hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe con người. Dù đã phát động nhiều phong trào và mang lại thành tích đáng ghi nhận nhưng các giải pháp hạn chế và thay thế nhựa hiện nay đều chưa khả thi, chưa phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế. Để kết hợp hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cũng như sự tiện ích cho người dân, cần có những biện pháp khắc phục và thay thế đánh vào đúng bản chất vấn đề.
Chuyên gia từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay ở nước ta là chôn lấp dưới mặt đất. Rác thải nhựa không thể tự phân hủy, chúng sẽ gần như ở dưới mặt đất mãi mãi và ảnh hưởng nặng nề đến môi trường đất, tác động xấu đến các sinh vật, sự phát triển của cây trồng.
Ông Nguyễn An Thái (thành viên công trình khoa học nghiên cứu về vật liệu thay thế nhựa của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) cho hay: Đã có nhiều cải tiến trong sản xuất các sản phẩm thay thế nhựa. Tuy nhiên để thay thế và loại bỏ hoàn toàn nhựa ra khỏi đời sống là rất khó vì chi phí cho các sản phẩm thay thế rất lớn mà sản lượng có hạn, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân.
Đáng mừng thay, hiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu, sản xuất tìm ra những chất liệu thay thế túi nilon, nhựa sử dụng một lần như tre, bã mía, bột gạo… Những nguyên liệu từ thiên nhiên được sử dụng để chế tạo hộp cơm, ly cốc, dĩa, tô đựng thức ăn và các loại ống hút tự nhiên. Chúng vừa thân thiện với môi trường vừa bảo vệ sức khỏe người sử dụng. Bên cạnh công dụng đựng thức ăn, chúng còn dễ dàng và nhanh chóng phân hủy trong điều kiện bình thường. Điển hình như hộp bã mía , tô bã mía , dĩa từ bã mía có thể tự phân hủy sinh học trong vòng 6 tuần (tương đương 45 ngày) và trở thành chất hữu cơ có lợi cho đất, cây trồng. Vì là những nguyên liệu dễ tìm thấy ở vùng Đông Nam Á nên những sản phẩm từ bã mía có giá thành phải chăng, không gây nhiều cản trở tài chính cho người tiêu dùng, các địa điểm ăn uống, nhà hàng…
Tìm hiểu thêm về các sản phẩm từ bã mía như khay bã mía , hộp cơm bã mía hình chữ nhật , ly bã mía