Rất nhiều người lầm tưởng rằng việc dùng cốc giấy là bảo vệ môi trường, nhưng họ đã nhầm. Tuy nhiên, những chiếc cốc giấy này trên thực tế, về bản chất, không thể tự phân hủy sinh học. Và theo ước tính, hiện nay có khoảng 90% các loại cốc giấy dùng một lần sẽ bị người dùng vứt vào thùng rác sau khi dùng xong và điều này vô tình làm cho việc ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm: Hộp giấy
Theo thống kê tại Úc, mỗi năm có tới 1 tỷ chiếc cốc giấy dùng một lần bị thải ra môi trường tại nước này. Còn tại Anh, con số này lên đến 2,5 tỷ chiếc mỗi năm, tức là nếu xếp lại thì chiều dài đủ để quấn quanh Trái Đất hơn 5 lần.
Các nhà khoa học tại Úc cũng ước tính, việc ô nhiễm môi trường từ các cốc giấy có thể khiến cho nền kinh tế tại đây thiệt hại hàng triệu đô la mỗi năm. Do vậy, một số nhà nghiên cứu tại nước này đang thử nghiệm một loại cốc giấy mới có khả năng tự phân hủy do màng lót được cấu tạo từ thực vật chứ không phải là nhựa như thông thường. Tuy nhiên, chúng lại có giá thành khá đắt, cao gấp đôi so với loại cốc giấy đang dùng.
Tìm hiểu thêm: tô bã mía