Từ thành công chế tạo hạt nhựa có khả năng phân hủy sinh học, nhóm nghiên cứu của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tìm cách tạo ra túi từ nhựa phế thải. Sau hai năm nghiên cứu, năm 2018 sản phẩm túi đựng từ nhựa phế thải HDPE có khả năng phân hủy đã được sản xuất thành công.
Để thực hiện, các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ tính chất nhựa HDPE - loại nhựa phế thải phổ biến ở Việt Nam khi thải trực tiếp ra môi trường sẽ vô cùng độc hại. Nhựa này được xử lý, trộn đều với các chất phụ gia xúc tiến oxy hóa (gồm muối và hợp chất kim loại), chất độn nhằm phá vỡ cấu trúc ban đầu của nhựa phế thải, khiến các liên kết carbon bị yếu đi. Tiếp đến là công nghệ đùn thổi, ép, kéo... tạo thành túi đựng. Túi này sau sử dụng, thải ra môi trường có thể tự phân hủy.
So với các loại túi nylon trên thị trường, túi phân hủy của nhóm nghiên cứu bền chắc hơn, độ co dãn tăng 5,06%. Để thử nghiệm độ phân hủy, nhóm nghiên cứu đã chôn mẫu túi xuống một vườn đất ở Phú Thọ, sau 12 tháng túi đã phân hủy 70 -100% khối lượng. Thời gian túi phân hủy chưa tới 3 năm tùy thuộc vào độ dày của túi.
TS Nguyễn Trung Đức, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, túi không phân hủy thành những mảnh nhỏ như các loại túi nhựa khác mà chuyển hóa thành nước và khí CO2, dễ dàng thẩm thấu dưới đất, đem lại dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu được ngâm trong bùn hoạt tính và môi trường phân trộn, thời gian phân hủy của túi sẽ rút ngắn xuống 7-8 tháng.
Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã kết hợp với công ty TNHH Công nghệ và Dịch vụ thương mại Lạc Trung (Hà Nội) để sản xuất đồng bộ túi phân hủy từ nhựa phế thải với công suất 30 kg/giờ. Nhờ việc áp dụng công nghệ hiện đại, các loại túi được sản xuất với độ dày khác nhau, dùng để đựng vật phẩm thô, nặng và cả phục vụ sinh hoạt hàng ngày. So với túi nylon thông thường, túi tự phân hủy có giá cao hơn. "Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu cải tiến phương pháp sản xuất để giá hợp lý", TS Đức nói và cho biết nhóm dự định nghiên cứu bầu ươm cây và màng phủ nông nghiệp tự hủy từ nhựa PE phế thải với mong muốn ứng dụng trong ngành nông nghiệp.
Năm 2018, sản phẩm túi nhựa tự hủy được Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận túi nylon thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, đối với các sản phẩm hộp đựng thực phẩm như bằng hộp xốp, hộp nhựa, cũng đang được khuyến nghị người dân đổi sang những sản phẩm được sản xuất từ thiên nhiên như: Hộp bã mía, tính đến thời điểm này, tại Việt Nam nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng, mọi người vẫn đang sử dụng hộp xốp làm đồ chứa đựng thức ăn mang đi như một điều hiển nhiên đã nhiều năm nay, chính vì sự tiện lợi của nó (dùng xong bỏ, không cần rửa sạch), chi phí lại vô cùng thấp.
Tuy nhiên, lại không nhiều người biết được tác hại của hộp xốp đối với sức khỏe người sử dụng cũng như với môi trường sống. Hộp xốp có thể mất hàng chục, thậm chí đến hàng trăm năm để phân hủy trong điều kiện môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc dùng hộp xốp để đựng những loại thực phẩm có tính a-xít, nhiều dầu mỡ sẽ ẩn chứa nguy cơ phơi nhiễm các chất độc hại có trong hộp xốp, và việc này sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng về lâu dài.
Hộp bã mía của Joy Food – Lựa chọn thay thế tốt nhất cho những thực phẩm mang đi
Hiện nay, trên thị trường, hộp bã mía đã dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng và đã bắt đầu được sử dụng phổ biến rộng rãi do tính an toàn và sự thân thiện với môi trường của loại hộp này. Sở dĩ chúng có tên gọi như thế là vì thành phần nguyên liệu cấu tạo của chúng 100% được làm từ bã mía.