Rác thải nhựa không chỉ là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam mà còn là đề tài nóng hổi của toàn cầu. Lượng phế thải từ nilon và nhựa dùng một lần ngày càng gia tăng và chất đống gây nguy hại trầm trọng đến đại dương, sinh vật biển và cản trở phát triển kinh tế biển.
Tình hình rác thải nhựa
Hội thảo Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về quản lý rác thải nhựa ở đại dương cho hay mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn rác nhựa thải ra đại dương. Trong đó, 80% rác thải nhựa là từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người theo đường sông, hồ và trôi ra biển. 20% còn lại từ hoạt động đánh bắt, nuôi trồng hải sản của các ngư dân. Riêng Việt Nam, hiện mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển.
Tại Việt Nam sẽ không khó để bắt gặp các bãi biển chứa đầy rác thải nhựa do sóng đánh dạt vào bờ. Chúng không chỉ gây ô nhiễm môi trường, làm xấu cảnh quan bờ biển mà còn cho thấy số lượng rác thải nhựa khủng khiếp đang đe dọa những loài sinh vật biển và ngành thủy hải sản.
Những hạt vi nhựa trong rác thải nhựa như túi nilon, ống hút nhựa, đồ nhựa sử dụng một lần đã độc nay lại càng độc hơn khi chúng hút những chất gây hại khác. Chúng gây ô nhiễm môi trường nước và gây hại đến sức khỏe các loài thủy hải sản. Vì thế, cần có những biện pháp nhằm quản lý rác thải nhựa đại dương để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển.
Quản lý rác thải nhựa đại dương
Các địa phương đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 nhằm triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Tại các thành phố biển như Hải Phòng, Quảng Nam, Phú Yên, các chiến dịch và chính sách đã được đưa ra nhằm đạt mục tiêu trong vài năm tới.
Hải Phòng phấn đấu đến năm 2025, 80% các khu, điểm du lịch và cơ sở kinh doanh lưu trú, dịch vụ du lịch ven biển không sử dụng đồ nhựa một lần và túi nilon. Đến năm 2030, các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon sẽ không được sử dụng tại 100% các khu dân cư, du lịch, dịch vụ trên.
Đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% dụng cụ đánh bắt khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy…
Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam đã cam kết cùng với tỉnh Phú Yên đưa thành phố Tuy Hòa trở thành đô thị không rác thải nhựa trong những năm tới.
Phong trào chống rác thải nhựa
Bên cạnh việc ủng hộ các chính sách quốc gia, người dân cũng cần có những hành động thiết thực để chống sử dụng rác thải nhựa. Những việc làm đơn giản mà đem lại hiệu quả là không dùng túi nilon, ống hút nhựa, chai nhựa, hộp xốp nhựa dùng một lần… Thay vào đó, hãy dùng những loại túi vải đựng đồ, dùng túi quai xách, giỏ tre để đi chợ, lựa chọn những loại túi nilon có khả năng tự phân hủy… Đồng thời, bạn cũng có thể dùng những vật dụng được làm từ tre, bã mía như ống hút tre, hộp bã mía , tô bã mía để hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần hết mức có thể. Những thay đổi này tuy nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa to lớn với môi trường, truyền cảm hứng tích cực đến cộng đồng và những người xung quanh.
Dưới đây là hình ảnh một số sản phẩm được làm từ bã cây mía:
Hình ảnh ly bã mía , có thể dùng thay thế ly nhựa, ly giấy
Hình ảnh hộp cơm bã mía hình oval được phân phối chính hãng bởi JOYFOOD
Hình ảnh hộp cơm 2 ngăn hình chữ nhật