Theo thống kê từ tổ chức quốc tế, Việt Nam đang chiếm vị trí thứ 4 trong danh sách các nước có mức độ ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa cao nhất thế giới. Vậy cụ thể thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam như thế nào? Chúng ta cần có những biện pháp khắc phục ra sao?
Những con số đáng báo động
Báo cáo của Liên hợp quốc cho biết mỗi phút, 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ trên toàn thế giới, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng và thải ra môi trường. Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng một lần, từ ống hút, dây câu cá tới tã trẻ em hay túi bọc đồ.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia Mỹ và Australia công bố tháng 12/2017, Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách này, mỗi năm “đổ” ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa.
Trích dẫn thống kê từ Hiệp hội nhựa Việt Nam, lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8 kg lên mức 41,3 kg/người trong giai đoạn từ 1990 - 2018.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi gia đình sử dụng đến 1kg túi nilon trong một tháng. Ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày đưa ra môi trường lên đến 80 tấn.
Ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua.
Chung tay nói không với túi nilon, đồ nhựa dùng một lần
Nhiều người từng nghĩ bảo vệ môi trường là bỏ rác vào thùng là xong. Nhưng thực tế không phải vậy! Chúng ta phải chịu trách nhiệm giảm thiểu rác thải sinh hoạt gây hại đến môi trường, đặc biệt là túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần, khó phân hủy. Nếu không chung tay bảo vệ môi trường và nói không với đồ nhựa một lần thì chính chúng ta sẽ là “bến đỗ” của các hạt nhựa cực độc từ các rác thải nhựa.
Đã đến lúc, chúng ta cần nghiêm túc giảm đồ nhựa dùng một lần trong sinh hoạt và sản xuất cũng như thực hiện các biện pháp Từ chối - Tiết giảm - Tái sử dụng để giảm áp lực cho bãi rác của thành phố nơi chúng ta sinh sống. Chính những thói quen nhỏ nhưng ý nghĩa này sẽ tạo ra giá trị lớn, lan tỏa tinh thần hành động đến những người xung quanh. Đồng thời, bảo vệ sức khỏe của chính mình, những người thân yêu và góp sức xây dựng một tương lai phát triển bền vững cho cộng đồng, xã hội.
Cùng với đó, chúng ta có thể thay đổi từ những hành động nhỏ nhất như nói không với túi nilon, bắt tay vào sử dụng túi vải, giỏ đựng, túi nilon có khả năng tự phân hủy. Để giảm thiểu số lượng chai nhựa thải ra môi trường, hãy sử dụng ly uống nước bằng bã mía , bình uống nước sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, chúng ta cùng nên dùng những sản phẩm có thành phần thiên nhiên, có khả năng tự phân hủy từ tre, bã mía, bột gạo… để đựng thức ăn, hạn chế hộp nhựa xốp dùng một lần. Trong đó, sản phẩm thân thiện môi trường như hộp cơm bã mía , tô bã mía ,… đang được nhiều người tiêu dùng đón nhận bởi giá thành phải chăng, tính tiện dụng cao và có khả năng sử dụng nhiều hơn một lần.
Tìm hiểu thêm về khay bã mía và hộp bã mía 2 ngăn .