Tháng 8/2020, The Recycling Partnership và Tổ chức Quốc tế về Bảo Tồn Thiên nhiên (WWF) đã đứng ra tổ chức Hiệp hội nhựa Mỹ. Đây là một hệ sinh thái tổng thể gồm các cơ quan đa ngành cùng nhau bàn bạc và hướng đến một mục tiêu chung là tìm ra các giải pháp giải quyết triệt để vấn đề rác thải nhựa vào năm 2025.
Hiệp hội hiện đang có sự tham gia hỗ trợ của hàng chục bên liên quan là các Nhà hoạt động Hiệp hội nhựa Hoa Kỳ và sự hỗ trợ của hơn 100 tổ chức gồm tập đoàn, startup, tổ chức phi chính phủ, trường đại học, tiểu bang,...Mong muốn chung là tìm ra giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa và xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị ngành bao bì vào năm 2025.
Lộ trình triển khai được các nhà chức trách thực thi như thế nào?
Hình: Lộ trình của hiệp hội nhựa Hoa Kỳ
Từ đây đến 2025 Hiệp hội thiết kế lộ trình từng bước cho các nhà lãnh đạo Hoa kỳ thực thi trên toàn hệ thống để hiện thực hóa mong muốn nền kinh tế hạn chế tối đa rác thải nhựa.
Nhựa PET (hay còn gọi Polyethylene Terephthalate) là loại nhựa vô cùng phổ biến, bạn có thể nhìn thấy chúng ở tại bất kỳ nơi đâu như chai nước suối, ly cà phê take away,... NAPCOR là một trong những thành viên của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ sẽ đứng ra chịu trách nhiệm trong việc thu hồi chai PET tái chế. Hàng năm, theo số liệu thống kê thì còn số này đạt ở mức 30% trong hơn thập kỷ qua.
Lộ trình đến năm 2025 bao gồm các mục tiêu như sau:
-
Đạt 100% bao bì có thể phân hủy sinh học, tái chế hoặc tái sử dụng vào năm 2025.
-
Đạt tối thiểu 30% hàm lượng nhựa được tái chế và tăng hàm lượng sản phẩm phân hủy sinh học được thay thế để sản xuất bao bì thay cho sản phẩm làm từ nhựa.
-
Xây dựng danh sách bao bì, sản phẩm nhựa không cấp thiết trong năm 2021 và đề xuất các phương án loại bỏ chúng vào năm 2025.
Kỳ vọng kết quả về lộ trình này
Hình: Lộ trình hứa hẹn đem đến những kết quả tích cực trong việc giảm thiểu rác thải nhựa
Hiệp hội đặt kỳ vọng cho mục tiêu nâng cao khả năng thu thập và tái chế nhựa hiệu quả, nâng cao vòng đời tái chế lên nhiều lần chỉ có thể đạt đến mức 30%. Do đó, để có thể giải quyết bền vững và hiệu quả rác thải nhựa thì cần một giải pháp căn cơ và quyết liệt hơn nữa đó là hơn 70% sản phẩm bao bì còn lại ngoài thị trường nếu không thể tái chế thì phải được sản xuất bằng vật liệu phân hủy sinh học.
Một trong những giải pháp được triển khai rộng rãi hiện nay đó là nhiều nhà hàng, quán ăn, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm,.. đã dần thay thế hộp xốp bằng hộp bã mía.
Giải pháp giải quyết triệt để rác thải nhựa đến từ việc thay thế sản phẩm từ nhựa bằng những sản phẩm phân hủy sinh học
Hình: Tái chế cao cấp chính là một biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay
Quy trình tái chế nhựa gồm rất nhiều công đoạn phức tạp như tái chế hóa học, nhiệt phân và khí hóa để biến các polyme nhựa trở lại thành các monome riêng lẻ cho phép tái sử dụng vật liệu theo nhiều cách khác nhau.
Sau quy trình này chúng sẽ ở dạng polime hóa có những phẩm chất của loại nhựa hoàn toàn mới giúp tăng vòng đời sử dụng nhựa. Nhờ sự phát triển của nhiều công nghệ tái chế tiên tiến đã cho phép nhựa được tái chế và sử dụng nhiều lần góp phần giảm thiểu phát thải nhà kính.
Trên tinh thần là như vậy, nhưng việc sử dụng nhựa tái chế nhiều lần cũng đem đến nhiều những rủi ro đối với sức khỏe con người. Hiệp hội sẽ nghiên cứu dựa trên hệ thống dữ liệu được thu thập một cách chuyên sâu và được phân tích đến từ nhiều chuyên gia đầu ngành để đưa đến những giải pháp toàn diện. Hạn chế sử dụng nhựa đến mức tối đa, tăng cường đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường làm từ các vật liệu an toàn như bã mía…
Kết luận
Cuộc chiến giành lại sự trong sạch vốn có của môi trường là một cuộc đấu tranh trường kỳ và đầy cam go. Tuy nhiên, nếu nhận được sự đồng lòng, đồng sức của hàng hiệu, hàng tỷ người trên thế giới thì có lẽ vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. Hãy thay đổi thói quen, chung tay bảo vệ môi trường sống từ những hành động nhỏ nhất. Bạn có thể nghĩ đến việc thay thế hoàn toàn hộp xốp dùng một lần bằng hộp làm từ bã mía nhé.