Sau nhiều năm phát động những phong trào chống lại rác thải nhựa từ nhỏ đến lớn ở nhiều tỉnh thành trải dài toàn quốc, ghi nhận cho biết đã có rất nhiều sự thay đổi tích cực dù là nhỏ nhất chứng tỏ phát động mang lại hiệu quả lớn lao trong cuộc chiến này.
Những nỗ lực cam kết nào được đưa ra
Các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa trên biển, cũng như trên đất liền ở nước ta đã có nhiều nỗ lực thông qua những cam kết chính trị mạnh mẽ cũng như các hoạt động thiết thực trong quản lý, giảm rác thải nhựa.
Đặc biệt, tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tổ chức tại Canada năm 2018, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh sáng kiến của Canada về ngăn ngừa xả rác thải nhựa ra đại dương và khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Canada và quốc tế triển khai sáng kiến này. Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng đã đưa ra sáng kiến các nước G7 thúc đẩy hình thành cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa để hướng tới mục tiêu các đại dương xanh và sạch, không còn rác thải nhựa.
Về mặt pháp luật, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (2015), Luật Bảo vệ môi trường (2014), các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành và đặc biệt là Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất liên quan đến hoạt động quản lý, xử lý rác thải nhựa nói chung và trên biển nói riêng.
Những thay đổi tích cực đáng được tuyên dương
Dễ bắt gặp thấy nhất là tại các nhà hàng ăn uống, cửa hàng thời trang, nông sản… ở khắp nơi trên cả nước. Danh sách các cửa hàng xanh chia sẻ cam kết với môi trường ngày càng được nối dài với việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ, dễ phân hủy hoặc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường 1 lần như: hộp bã mía , ly bã mía , tô bã mía ,....
Trong các trường học, bước đầu tạo thành ý thức cho mỗi học sinh nhờ việc không còn bắt buộc phải dùng giấy ni lông bọc sách, vở. Học sinh đã biết đến tác hại của chất thải nhựa, tự rèn ý thức gọn gàng, giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập. Phong trào vận động các cơ sở đoàn, trường học và người dân thu gom các loại phế liệu tái chế được như vỏ lon, chai nhựa, thùng giấy... để đổi cây xanh hoặc cây trang trí được nhiều nơi thực hiện.
Ở chợ, nhiều người thay đổi khi dùng giỏ đi chợ, túi vải để giảm thiểu phải sử dụng túi nilon dùng một lần. Vào siêu thị, nhiều doanh nghiệp đã thay thế hộp đựng đồ ăn bằng bã mía Gracz từ nhà cung cấp JOYFOOD, áp dụng phương pháp bọc hàng hóa, sản phẩm bằng lá chuối thay thế dần túi nilon. Nhiều người dân cũng đã quen với cách thức này như là giảm sử dụng túi nilon, tăng mua sản phẩm dễ phân hủy như hộp bã mía. Nhiều Bộ, Ngành, địa phương đã “nói không với rác thải nhựa” bằng việc sử dụng bình nước kim loại thay thế cho chai nước nhựa tại hội nghị, hội thảo.
Các địa phương đã chủ động, sáng tạo để thúc đẩy phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn với những mô hình “Ngày chủ nhật xanh”, “Nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Nhặt một cọng rác bạn đã làm Huế sạch hơn”, “Hãy cho cá xin rác thải nhựa”, “Thử thách dọn rác”, “Thử thách thay đổi” lan truyền mạnh mẽ mang những giá trị, thông điệp thiết thực về bảo vệ, cải thiện, làm sạch môi trường...
Xem thêm sản phẩm đóng gói được làm từ thiên nhiên: khay bã mía, hộp bã mía 2 ngăn