Năm 2021 là thời điểm “khởi động” của Kế hoạch hành động Quốc gia về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 với hàng loạt các sự kiện truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, cách thức ứng xử với các sản phẩm nhựa và nhựa sử dụng nhựa 1 lần theo hướng thân thiện môi trường…
Dưới đây là cuộc phỏng vấn ngắn cùng ông Tạ Đình Thi về chủ đề Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương
Phóng viên: Năm 2020 vừa qua, đại dịch Covid-19 xuất hiện đã gây ra trở ngại lớn, đặc biệt đối với Kế hoạch hành động quốc gia về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương của Việt Nam. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đơn vị được Bộ TN&MT giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện như thế nào, đồng thời tạo được những sự thu hút quan tâm lớn của toàn xã hội, các tổ chức trong và và ngoài nước, thưa ông?
Ông Tạ Đình Thi:
Nhiệm vụ lớn đề ra: Nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; nhiệm vụ hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ và xử lý rác thải nhựa đại dương.
Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả là, đã có 11/28 tỉnh, thành phố có biển đã ban hành Kế hoạch hành động của mình như: Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre,… Bộ NN&PTNT đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động của Bộ về rác thải nhựa đại dương…
Phóng viên: Vấn đề tài chính cho giảm thiểu rác thải nhựa là vấn đề hết sức quan trọng, việc thiếu hụt nguồn tài chính sẽ gây áp lực rất lớn cho triển khai những hoạt động cụ thể. Xin ông cho biết đánh giá, nhận định của mình về vấn đề này, đồng thời chúng ta cần có giải pháp gì để đạt được mục tiêu, thưa ông?
Ông Tạ Đình Thi:
Được sự quan tâm của Chính phủ, Tổng cục đã chủ động xây dựng và được bố trí nguồn ngân sách nhất định để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án đã đề ra, chẳng hạn như nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá hiện trạng rác nhựa và vi nhựa biển ở Việt Nam; đề xuất giải pháp kiểm soát, quản lý” thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, ngay cả khi chưa có đại dịch Covid-19 thì nguồn lực tài chính dành cho giải quyết rác thải nhựa ở mỗi ngành, lĩnh vực và địa phương cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề được đặt ra là chúng ta tìm cách nào để vượt qua những khó khăn này và không đi chệch hướng trên con đường chúng ta đã chọn cho mục đích bảo vệ môi trường nói chung và giải quyết thật tốt vấn đề rác thải nhựa đại dương nói riêng.
Phóng Viên: Muốn giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, không thể dựa vào hành động đơn lẻ của mỗi quốc gia mà cần sự chung tay của tất cả các quốc gia trên thế giới. Vậy Việt Nam đã tham gia như thế nào với việc hình thành Thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương?
Thỏa thuận toàn cầu do Hội đồng môi trường Liên Hợp Quốc khởi xướng sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tốt hơn từ tất cả các quốc gia thành viên. Thỏa thuận nếu được thông qua sẽ đảm bảo rằng, đây không phải là gánh nặng đặt lên vai một số ít các nước phát thải lớn rác thải nhựa đại dương mà là một trách nhiệm chung toàn cầu. Thiết lập một hệ thống toàn cầu nhằm giám sát, xác minh và chia sẻ dữ liệu, cung cấp cơ sở khoa học về rác thải nhựa biển trên từ phạm vi quốc gia, khu vực đến toàn thế giới.
Như vậy, để phát động chiến dịch Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, các bộ, ngành đã thiết lập kế hoạch và thực hiện hành động thiết thực, đánh vào trọng tâm vấn đề. Là người có trách nhiệm với môi trường, xã hội, chúng ta cần thay đổi nhận thức cũng như thói quen sinh hoạt, tiêu dùng hằng ngày để bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như giảm thiểu việc dùng hộp cơm xốp , túi nilon, chai nhựa dùng một lần. Thay vào đó, hộp bã mía , ly bã mía sẽ là những sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho sản phẩm nhựa khó phân hủy.
Tham khảo Nơi cung cấp hộp bã mía chính hãng tại TPHCM và Hà Nội .