Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng và hấp dẫn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển kinh tế trong nước, qua đó có nhiều điều kiện và dư địa để phát triển thị trường bán lẻ. Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam cũng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%). Đó là lý do mà rất nhiều “ ông lớn ” trong ngành bán lẻ trên thế giới đã và đang tiến vào thị trường Việt Nam.
Vậy làm sao để có cái nhìn tổng quan, hướng đi đúng đắn và chiến thắng ngay trên đất của mình trước những đối thủ lớn. Bài viết sau đây sẽ 1 phần nào đó giải đáp cho câu hỏi đâu là hướng đi bền vững cho siêu thị trong tương lai?
Tổng quan thị trường bán lẻ tại Việt Nam
Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội từ giai đoạn 2015 đến 2019 luôn tăng trưởng trên 10% so với năm trước đó. Dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/ tháng vào năm 2020, trong khi tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực (Việt Nam chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philippin là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90%...). Dư địa thị trường còn rất lớn
Tại thị trường bán lẻ Việt Nam chủ yếu có 8 phân khúc gồm: Đại siêu thị/Trung tâm phân phối, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phức hợp, siêu thị, siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi/cửa hàng chuyên dụng, siêu thị điện máy, bán lẻ trực tuyến và bán hàng qua truyền hình. Với đặc điểm về vốn, kinh nghiệm, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ lựa chọn phân khúc riêng như MM Mega Market (theo phương thức Cash & Carry) hoặc cố gắng hiện diện ở tất cả các phân khúc như Sài Gòn Co.op hay Vingroup.
Cơ hội và tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam
-
Việc xóa bỏ hàng rào thuế quan cho nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu vào Việt nam đã thúc đẩy làm đa dạng thị trường. Thu hút dòng vốn tạo động lực cho ngành bán lẻ của Việt Nam. Các hiệp định kinh tế giữa Việt Nam và khu vực trên thế giới ngày càng được xúc tiến và ký kết nhiều hơn cũng góp phần tạo thêm nhiều cơ hội cho gia nhập thị trường bán lẻ khổng lồ trên thế giới
-
Các “ ông lớn ” của ngành bán lẻ từ nước ngoài như thái lan, malaysia, hoặc các chuỗi bán lẻ của các ông chủ châu âu có mặt tại Việt Nam ngày càng nhiều. Điều đó giúp Cơ hội tăng cường lưu thông hàng hóa trong nước thông qua việc mở rộng quy mô và mạng lưới kinh doanh
-
Hành vi tiêu dùng của người dân dần thay đổi theo xu hướng hiện đại, từ việc mua sắm hàng ngày ở các chợ truyền thống chuyển sang mua sắm khối lượng lớn ở các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hay cửa hàng tiện lợi để phục vụ cho tiêu dùng cả tuần của gia đình và đây cũng chính là động lực thúc đẩy sự dịch chuyển từ kênh bán lẻ truyền thống sang kênh bán lẻ hiện đại diễn ra nhanh hơn.
Khó khăn và thách thức đối với sự phát triển bền vững cho siêu thị nói riêng và ngành bán lẻ nói riêng
-
Đa số doanh nghiệp tại Việt Nam là nhỏ và vừa, con số đó lên tới 96%. Các doanh này gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh như khả năng tiếp cận với nguồn vốn, mức thuế và phí cao, thủ tục hành chính và các chi phí khác để tiếp cận đất đai khi mở chuỗi siêu thị, chi phí xin cấp phép xây dựng, xin cấp phép dựng biển quảng cáo, thuê mặt bằng kinh doanh cao do giá bất động sản cao.
-
Thiếu tính bền vững trong chuỗi cung - cầu hàng hóa: Nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà vận chuyển đến người tiêu dùng thiếu liên kết. Khiến thị trường rất dễ bị biến động cục bộ.
-
Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng và mất vệ sinh an toàn thực phẩm tuy đã được kiểm soát những vẫn còn xuất hiện trên thị trường.
-
Các doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam gặp khó khăn khi tham gia vào chuỗi phân phối của các siêu thị nói chung và siêu thị nước ngoài nói riêng. Ngoài việc phải trải qua một quy trình phức tạp về thủ tục, các nhà cung cấp phải trả hàng loạt phí như: phí trưng bày, phí mở mã, quầy kệ, phí marketing, thưởng doanh số… Tổng các loại chiết khấu từ 20- 30% giá bán.
-
Phải cạnh tranh trực tiếp với các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới và khu vực đang thâm nhập rất mạnh thị trường Việt Nam. Các nhà bán lẻ trong nước, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu thốn từ vốn, đến con người, trang thiết bị và thông tin để có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng với các nhà đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia (MNC) và xuyên quốc gia (TNC).
Đâu là hướng đi bền vững cho siêu thị trong tương lai?
-
Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại thị trường trong nước, trong đó chú trọng phát triển thị trường bán lẻ gắn với phát triển bền vững
-
Chú trọng tăng tổng cầu trong nước, đẩy mạnh các hoạt động gắn kết lưu thông, liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa:
-
Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ
-
Cải thiện môi trường kinh doanh và đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại bán lẻ trong nước
-
Đa dạng hóa các kênh phân phối, bảo đảm vận hành tốt các kênh trực tiếp và online và phát triển mạnh thương mại điện tử
-
Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại bán lẻ
-
Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thương mại
-
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát sự tuân thủ pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ, có biện pháp hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại trên thị trường.
Xu hướng thay thế hộp xốp bằng việc dùng hộp bã mía
Tính đến thời điểm này, tại Việt Nam nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng, mọi người vẫn đang sử dụng hộp xốp làm đồ chứa đựng thức ăn mang đi như một điều hiển nhiên đã nhiều năm nay, chính vì sự tiện lợi của nó (dùng xong bỏ, không cần rửa sạch), chi phí lại vô cùng thấp.
Tuy nhiên, lại không nhiều người biết được tác hại của hộp xốp đối với sức khỏe người sử dụng cũng như với môi trường sống. Hộp xốp có thể mất hàng chục, thậm chí đến hàng trăm năm để phân hủy trong điều kiện môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc dùng hộp xốp để đựng những loại thực phẩm có tính a-xít, nhiều dầu mỡ sẽ ẩn chứa nguy cơ phơi nhiễm các chất độc hại có trong hộp xốp, và việc này sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng về lâu dài.
Hộp bã mía của Joy Food – Lựa chọn thay thế tốt nhất cho những thực phẩm mang đi
Hiện nay, trên thị trường, hộp bã mía đã dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng và đã bắt đầu được sử dụng phổ biến rộng rãi do tính an toàn và sự thân thiện với môi trường của loại hộp này. Sở dĩ chúng có tên gọi như thế là vì thành phần nguyên liệu cấu tạo của chúng 100% được làm từ bã mía.
JoyFood - Nhà cung cấp hộp bã mía chất lượng tốt nhất trên toàn quốc
Lợi ích khi sử dụng hộp bã mía
Hộp bã mía tạo sự sang trọng, tinh tế, chuyên nghiệp và cái tâm của cửa hàng sử dụng đối với sức khỏe khách hàng của mình. Từ đó gia tăng độ yêu mến của khách hàng dành cho bạn.
- Vẫn đảm bảo sự tiện lợi mà không hề mang nguy cơ gây ung thư. Hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
- Hộp bã mía Hà Nội có nhiều kích thước khác nhau, cũng như được thiết kế đa dạng phù hợp với nhiều nhu cầu ăn uống.
- Hộp bã mía dùng để chứa đựng các loại thực phẩm đa dạng như cơm, phở, bánh mì, thực phẩm nóng hoặc lạnh, kháng dầu mỡ nên không gây biến dạng hình dáng của hộp.
- Không sợ bị rò rỉ dầu hoặc nước nóng với mức chịu nhiệt dầu là 120˚C và nước là 100˚C.
- Cấu trúc vững chắc và cứng do được làm từ nguyên liệu 100% từ các sợi bã mía được ép chặt vào nhau nên có thể dùng để đồ ăn nặng.
- Có thể trực tiếp sử dụng trong lò vi sóng.
- Phân hủy 100% một cách dễ dàng trong khoảng từ 40 đến 60 ngày, góp phần bảo vệ môi trường.