CÁC QUỐC GIA QUYẾT LIỆT TRONG VIỆC GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA, CẤM SỬ DỤNG ĐỒ NHỰA DÙNG MỘT LẦN

Joy Food

Hotline tư vấn:

0909 438 000
CÁC QUỐC GIA QUYẾT LIỆT TRONG VIỆC GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA, CẤM SỬ DỤNG ĐỒ NHỰA DÙNG MỘT LẦN
11:16 PM - 07/12/2021 169 Lượt xem

    Vấn đề ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường sống, sự sinh tồn của các loài động vật hoang dã. Đặc biệt các nước Đông Nam Á hiện đang phải gánh chịu sự đe dọa kinh tế đối với các ngành công nghiệp quan trọng từ việc quá tải và không hiệu quả của hệ thống tái chế và xử lý rác thải. Theo ước tính con số thiệt hại có thể chạm mức 1,3 tỷ USD mỗi năm cho khu vực.

    Vì vậy, trong những năm gần đây, kể cả các quốc gia, nhóm quốc gia phát triển, đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng đã và đang đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, triệt để hơn để giải quyết vấn đề này. Hãy cùng Joy Food tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

    EU

    Kể từ ngày 3/7/2021, EU đã áp dụng chỉ thị 209/904 với mục đích ngăn ngừa và giảm tác động của một số sản phẩm nhựa dùng một lần, yêu cầu tất cả các thành viên phải tuân thủ.

    Hình: Các doanh nghiệp Châu Âu sử dụng hộp đựng thực phẩm bằng bã mía thay thế nhựa trong bối cảnh của lệnh cấm

    Trong đó, một số sản phẩm như que tăm bông, dao kéo, đĩa, ống hút, máy khuấy, que bóng bay, cũng như một số sản phẩm làm bằng polystyrene giãn nở (cốc và hộp đựng thực phẩm và đồ uống) và tất cả sản phẩm làm bằng nhựa phân hủy oxo.. sẽ bị cấm, không được đưa vào thị trường EU.

    Thay vào đó, những sản phẩm thay thế tương tự làm từ các nguyên liệu tự nhiên có khả năng phân hủy sinh học như gỗ, bã mía được khuyến khích. Động thái này của EU nhằm mục đích thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn với việc kinh doanh sản phẩm, nguyên liệu bền vững, sáng tạo làm trọng tâm.

    Canada

    Tương tự như EU, ngày 10/06/2019, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố đất nước này sẽ cấm đồ nhựa sử dụng một lần vào năm 2021. Theo đó, quốc gia này đã từng bước hành động, thực thi các biện pháp quyết liệt mặc cho sự hạn chế bởi đại dịch Covid - 19.

    Hình: Canada ban hành lệnh cấm sử dụng sản phẩm dùng một lần từ nhựa

    Cho đến nay, Canada đã xác định lệnh cấm cho 6 loại nhựa sử dụng một lần bao gồm: túi nhựa, que khuấy, ống hút, dao thìa dĩa nhựa, đai buộc 6 lon bằng nhựa (six packs rings), và đồ dùng phục vụ thực phẩm làm từ các loại nhựa khó xử lý như polystyrene.

    Với mục tiêu không rác thải nhựa vào năm 2030, chính phủ Canada đang nỗ lực hết mình để đưa ra các chiến lược phù hợp, biến khẩu hiệu “nói không với rác thải nhựa” thành hiện thực.

    Ấn Độ

    Ấn Độ tuy không được biết đến là đất nước gây “ô nhiễm trắng” lớn nhất thế giới. Nhưng theo thống kê, mỗi ngày đất nước tỷ dân này có thể tạo ra khoảng 26.000 tấn rác thải nhựa.

    Hình: Ấn Độ đang tìm kiếm các giải pháp cứu cánh trong khủng hoảng rác nhựa.

    Với quyết tâm xây dựng chính sách cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần của chính phủ đông dân thứ nhì thế giới này đã đem đến những tín hiệu tích cực và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cuộc chiến giảm thiểu rác thải nhựa toàn cầu.

    Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu Ấn Độ đã công bố dự thảo thể hiện cam kết của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trước Liên Hợp Quốc sẽ loại bỏ sử dụng nhựa một lần vào năm 2022.

    Ở giai đoạn thứ 3, bắt đầu từ 1/7/2022 chính phủ sẽ ban hành các lệnh cấm cho các loại đồ nhựa như dao, thìa, khay, đĩa nhựa, bao bì nhựa, ống hút, thiệp mời chứa nhựa, bao ni lông ngoài bao thuốc lá, biểu ngữ bằng nhựa PVC có độ dày dưới 100 micron….

    Việt Nam

    Tại Việt Nam, chính phủ cũng đưa ra một loạt chính sách quan trọng có ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa cùng các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu.

    Hình: Hộp bã mía - lựa chọn đúng đắn thay thế sản phẩm dùng một lần làm từ nhựa

    Luật bảo vệ môi trường sửa đổi bổ sung cuối năm 2020 lần đầu tiên đưa ra quy định về tỷ lệ tái chế. Theo đó, luật yêu cầu các công ty, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu gom, tái chế sản phẩm, bao bì đã qua sử dụng dựa trên số lượng bao bì, sản phẩm mà họ đã đưa ra ngoài thị trường. Điều này giúp nâng cao ý thức trong việc sử dụng nhựa một lần của các doanh nghiệp tại Việt Nam, ưu tiên sử dụng bao bì có khả năng phân hủy sinh học cao như bã mía .

    => Xem thêm : Sau dịch, cập nhật xu hướng mới cho những quán ăn bán đồ ăn mang đi

    Kết luận

    Xu thế “nói không với rác thải nhựa” được chính phủ của nhiều quốc gia đồng lòng, cam kết thực hiện mục tiêu tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm dùng một lần từ các nguyên liệu khác có khả năng phân hủy sinh học thay thế cho sản phẩm từ nhựa, tăng khả năng tái chế hoặc tái sử dụng của nhựa.

    Cuộc chiến giành lại sự trong sạch vốn có của môi trường là một cuộc đấu tranh trường kỳ và đầy cam go. Hãy thay đổi thói quen, chung tay bảo vệ môi trường sống từ những hành động nhỏ nhất. Bạn có thể nghĩ đến việc thay thế hoàn toàn hộp xốp dùng một lần bằng hộp làm từ bã mía nhé.

    Zalo
    Hotline